Tình hình thị trường thép Việt Nam tháng 6/2019 và 6 tháng đầu năm 2019
Tình hình thị trường thép Việt Nam tháng 6/2019 và 6 tháng đầu năm 2019
26-02-2020
Kinh tế vĩ mô trong nước 6 tháng đầu năm 2019 đạt kết quả đáng kể trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu tăng chậm lại: vGDP 6 tháng đầu năm đạt 6,76%, giảm so với mức tăng cùng kỳ năm trước (7,05%); GDP quý II năm 2019 tăng trưởng 6,71%, chỉ giảm nhẹ […]
Kinh tế vĩ mô trong nước 6 tháng đầu năm 2019 đạt kết quả đáng kể trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu tăng chậm lại: vGDP 6 tháng đầu năm đạt 6,76%, giảm so với mức tăng cùng kỳ năm trước (7,05%); GDP quý II năm 2019 tăng trưởng 6,71%, chỉ giảm nhẹ so với 6,73% cùng kỳ năm trước; vNgành công nghiệp 6 tháng đầu năm 2019 duy trì tăng trưởng khá ở mức 9,13% (quý II tăng 9,24%). Trong đó, tăng trưởng của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 11,18%.
Tình hình thị trường nguyên liệu sản xuất thép:
Quặngsắtloại 62%Fe: Giá quặng sắt ngày 07/7/2019 giao dịch ở mức 115-116 USD/Tấn CFR cảng Thiên Tân, Trung Quốc, tăng khoảng 15USD/tấn so với hồi đầu tháng 6/2019, và tăng 40 USD/tấn so với cuối năm 2018.
Than mỡluyện coke: Giá than mỡ luyện cốc, xuất khẩu tại cảng Úc (giá FOB) ngày 07/7/2019: Hard coking coal: khoảng 173 USD/tấn, thay đổi không đáng kể so với đầu tháng 6/2019
Thépphếliệu: Giá thép phế HMS ½ 80:20 nhập khẩu cảng Đông Á ở mức 305 USD/tấn CFR Đông Á ngày 7/7/2019. Mức giá này giảm 10 USD/tấn với đầu tháng 6/2019. So với các thị trường khác, giá thép phế khu vực Châu Mỹ đang có chiều hướng ổn định, trong khi thị trường Châu Á và Châu Mỹ đang có xu hướng giảm.
Điện cực graphite: Giá than điện cực mặc dù đã giảm do nguồn cung từ Trung Quốc được cải thiện, giá than điện cực hiện nay trung bình là khoảng 4.000-6.000USD/tấn, tùy loại điện cực.
Cuộn cán nóng HRC: Giá HRC ngày 07/6/2019 ở mức 503 USD/T, CFR cảng Đông Á, giảm mạnh gần 40 USD/tấn với đầu tháng 5/2019. So với đầu năm 2019, mức giá hiện tại gần như không đổi. Mức giá đạt cao nhất được ghi nhận là ~620 USD/Tấn vào hồi đầu tháng 3/2018.
Tình hình sản xuất – bán hàng các sản phẩm thép:
Tháng6/2019:
Sản xuất đạt 2.078.626 tấn, giảm 9,06% so với tháng trước, nhưng nhẹ tăng so với cùng kỳ 2018 là 1%.
Bán hàng đạt 1.870.649 tấn, giảm 6,35% sovới tháng trước, nhưng tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, xuất khẩu thép đạt 384.928tấn, tăng 6,88% so với tháng 5/2019 nhưng xấp xỉ cùng kỳ năm 2018.
Nếu loại trừ tăng trưởng của thép cuộn cán nóng thì tốc độ tăng trưởng sản xuất và bán hàng các sản phẩm thép đều giảm nhẹ 1% so với cùng kỳ năm 2018.
6 tháng đầu năm 2019: Sản xuất đạt 12.644.522 tấn, tăng 7,7% so với cùng kỳ 2018; Bán hàng đạt 11.654.256tấn, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu thép là 2.460.467 tấn, tăng 6% so với 6 tháng 2018.
Tình hình xuất nhập khẩu các sản phẩm thép tháng 4/2019:
Tình hình nhập khẩu:
-Tính đến hết 31/5/2019, nhập khẩu sắt thép thành phẩm và bán thành phẩm các loại đạt hơn 8 triệu tấn, với tổng kim ngạch nhập khẩu đạt hơn 4,8 tỷUSD. -Trong 5 tháng 2019, nhập khẩu thép thành phẩm các loại là hơn 6,2 triệu tấn, trong đó nhập khẩu một số sản phẩm thép tăng cao so với cùng kỳ như:
+ Dây thép: 121.412 tấn, tăng 16,1%;
+ Thép hình: 134.258 tấn, tăng 55,7%;
– Top 5 các quốc gia cung cấp thép cho Việt Nam lần lượt là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Ấn Độ
Tình hình xuất khẩu: – Tính đến 31/5/2019, Việt Nam xuất khẩu hơn 3,46 triệu tấn thép thành phẩm và bán thành phẩm, tăng 14% về lượng so với cùng kỳ năm 2018. Tổng kim ngạch xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2019 đạt hơn 2,25 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu một số sản phẩm thép có ưu thế của Việt Nam lại giảm như: